Viêm tai giữa là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bé. Để tránh điều này các bậc phụ huynh cần hiểu rõ bệnh và cách điều trị trong các thông tin được đề cập dưới đây.
I. Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là gì?
Bệnh viêm tai giữa là một trong những bệnh lý phổ biến nhất xoay quanh các vấn đè về tai. Viêm tai giữa thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Tai được phân thành 3 phần với mỗi nhiệm vụ khác nhau gồm: Tai ngoài, tai giữa và tai trong.
- Tai ngoài có tác dụng ngăn cách tai với màng nhĩ. Đồng thời hỗ trợ màng nhĩ trong việc bảo vệ tai giữa và tai trong để khi hoạt động các niêm mạc của tai được làm việc trong một môi trường kín đáo, bảo vệ thống xương tránh bị các tác nhân bên ngoài gây tổn thương.
- Tai giữa và tai trong được ngăn cách với nhau bởi một lớp màn. Lớp màn này rất dễ hấp thu các loại thuốc, dễ gây ngộ độc tai trong và gây điếc nặng không thể hồi phục.
Vòi nhỉ là một đường ống nhỏ mang nhiệm vụ đặc biệt là kết nối vị trí tai giữa với phần sau của họng và mũi, giúp phòng chống và cân bằng những áp lực mà các âm thanh cũng như các tác nhân bên ngoài gây ra. Trong trường hợp mũi và miệng có dấu hiệu ẩm ướt và chứa tiết dịch nhầy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập tại đây dẫn đến bệnh viêm tai giữa ở trẻ em.
Mặc khác do vòi nhỉ của trẻ có kích thước nhỏ, ngắn và rộng và được phát triển theo chiều ngang nên khi có một lượng dịch nhầy cố định trong mũi và miệng sẽ dẫn đến việc vi khuẩn lây lan và phát triển xung quanh khu vực này.
Khi trẻ bị viêm tai giữa, các triệu chứng của viêm tai bắt đầu nảy sinh, biểu hiện rõ trên tai nên rất dễ nhận biết. Thường chúng ta sẽ nhận thấy các biểu hiện đặc trưng của viêm tai giữa như chảy mủ ở tai, đau nhức dữ dội nên trẻ thường có biểu hiện hay khóc, liên tục dụi và cấu vào tai, ăn không ngon, sốt cao và tiêu chảy. Trẻ lớn hơn sẽ nhận thấy có sự đau đầu, nghe kém. Ngoài ra màng nhỉ còn có dấu hiệu căn phòng, sưng, đỏ, không di động.
Quan trọng nhất vẫn là biểu hiện chảy mủ và đau tai khi xuất hiện viêm tai giữa ở trẻ. Thông thường sau khi viêm mũi họng sẽ dẫn đến bệnh viêm tai giữa. Số còn lại là do vi khuẩn xâm nhập như phế cầu dẫn đến viêm tai giữa. Cần thăm khám và điều trị ngay khi nhận ra những dấu hiệu này.
II. Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em đúng cách mới an toàn
Khi trẻ mắc bệnh viêm tai giữa, các bậc phụ huynh không được tùy ý mua thuốc kháng sinh cho bé hoặc theo những đồn đoán mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu trị sai cách sẽ gây nhiều biến chứng cho bé đặc biệt là điếc do ngộ độc thuốc kháng sinh hoặc chữa lâu ngày không khỏi sẽ trở thành mạn tính.
Tùy từng giai đoạn viêm tai giữa mà chúng ta sẽ có những cách điều trị khác nhau cho bé. Viêm tai giữa cấp thường được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ ở tai và giai đoạn vỡ mủ. Nếu trong trường hợp bé chỉ bị viêm tai giữa ở giai đoạn sung huyết thì chỉ cần điều trị nội khoa bằng các loại kháng sinh toàn thân.
Nếu bé bị viêm tai giữa do các loại vi khuẩn liên cầu, Hemophilus Influenza, phế cầu… bậc phụ huynh nên sử dụng những loại kháng sinh nhóm B lactam kết hợp với các loại thuốc chống viêm, sưng, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời kết hợp với các kháng sinh điều trị mũi họng.
Trường hợp viêm tai giữa chuyển sang trạng thái ứ mủ, phụ huynh cần đưa con em đến bệnh viên để thực hiện việc trích rạch màng nhỉ dẫn lưu mủ. Đồng thời kết hợp các loại thuốc điều trị toàn thân khác như ở giai đoạn xung huyết. Nếu điều trị kịp thời hoặc không thể qua khỏi giai đoạn này các dịch ứ mủ động trên tai sẽ tự động phá vỡ vị trí mỏng nhất của màng nhỉ và chảy ra ngoài ống tai ngoài. Khi đó, màng nhĩ của trẻ sẽ bị thủng và cần điều trị bằng những cách làm thuốc nhỏ tai cho trẻ.
Những thuốc nhỏ tai cần sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ bởi trong các giai đoạn khác nhau của viêm tai giữa sẽ dùng các loại thuốc khác nhau theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Ở giai đoạn xung huyết chủ yếu chúng ta dùng các loại thuốc giảm đau như otopax.
- Ở giai đoạn ứ mủ thì thực hiện trích rạch và sử dụng các loại thuốc giảm đau.
- Ở giai đoạn vỡ mủ sẽ dùng các nhóm thuốc chữa viêm tai an toàn đối với trường hợp tai bị thủng như ciplox, không được sử dụng thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh nhóm aminosid.
Tất cả những quá trình điều trị viêm tai giữa ở trẻ em cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
III. Những điều cần lưu ý khi điều trị viêm tai giữa cho trẻ
Khi điều trị viêm tai giữa ở trẻ em cần lưu ý để tránh trường hợp bệnh nặng hơn gây ra những biến chứng nguy hiểm như trẻ sẽ bị điếc nếu không được điều trị đúng cách.
- Không nên tự ý dùng ôxy già nhỏ vào tai của trẻ để tránh làm bong lớp biểu bì bảo vệ da ống tai, ảnh hưởng đến sức khỏe khi bị chít hẹp ống tai, ngăn chặn quá trình lành của vết thương và gây ra những biến chứng khôn lường
- Sử dụng những loại thuốc nguyên chất có khả năng hòa tan cao nhằm tránh cản trở quá trình lưu thông các dịch trong ống tai
- Tuyệt đối không được cạo thuốc kháng sinh rắc vào tai trẻ rất nguy hiểm. Khi cạo thuốc kháng sinh rắc vào tai trẻ sẽ gây bít tắc dẫn lưu dịch nghiêm trọng đẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm. Đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương chũm của tai giữa thậm chí là nội sọ.
- Cần đưa trẻ đến ngay các chuyên khoa tai mũi họng khi phát hiện bệnh viêm tai giữa ở trẻ.
- Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và điều trị bệnh tại nhà nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ rất nguy hiểm. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị bệnh cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và điều trị nhằm tránh trẻ bị ngộ độc thuốc, gây điếc không phục hồi. Báo ngay cho báo sĩ nếu phát hiện những biến chứng bất thường trong thời gian điều trị bệnh.
Kim Linh
Có thể bạn quan tâm:
Bé nhà mình bị viêm tai giữa , uống thuốc bác sĩ viện nhi cứ khỏi rồi khi thay đổi thời tiết là lại bị lại . Giờ thì ko biết phải làm sao nữa ,
B cho m xem đơn của bé đc k? Cảm ơn b
con em cũng bị viêm ta giữa,em lo quá các mẹ ạ. giờ bé đang dùng thuốc theo đơn của bác sĩ nhưng k biết có khỏi hẳn không nữa?