Viêm phế quản ở trẻ em rất nguy hiểm khi chúng là một dạng bệnh lý viêm nhiễm nặng vùng thở dưới. Việc điều trị ở thời điểm đó là vô cùng cần thiết. Vậy bệnh viêm phế quản ở trẻ em và cách điều trị như thế nào cho đúng? Mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Khi trẻ mắc bệnh viêm phế quản, bậc cha mẹ thường có xu hướng xem thường bệnh do thiếu kiến thức và không hiểu biết về căn bệnh nguy hiểm này. Thông thường những người mắc bệnh sẽ phải nhanh chóng nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ để được điều trị dứt điểm bệnh nhằm tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm khác về đường hô hấp. Đây là bệnh có khả năng tử vong đứng thứ hai sau bệnh tiêu chảy.
Viêm phế quản không giới hạn độ tuổi mắc bệnh ở trẻ, tuy nhiên tỉ lệ xảy ra cao nhất lại rơi vào trẻ dưới 1 tuổi. Ban đầu, bệnh sẽ xuất hiện với cái tên nhiễm khuẩn đường hô hấp trên với nhiều triệu chứng khác nhau như ho, cảm lạnh, sốt, viêm xoang. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển ở một mức độ khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến 2 cuống phổi, gây tắc nghẽn tiểu phế quản và nhiễm trùng đường hô hấp dưới (viêm phế quản). Nếu không được điều trị tích cực bệnh sẽ lang xuống nhu mô phổi dẫn đến viêm phổi.
I. Trẻ bị viêm phế quản do nguyên nhân nào?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản ở trẻ mà cha mẹ cần biết. Vì nếu chủ quan bệnh sẽ tiến triển môt nhanh chóng.
1. Nhiễm virus dẫn đến viêm phế quản ở trẻ
Nhiễm virus là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ. Chỉ sau một thời gian xâm nhập, virus tiến triển theo một mức độ khác nhanh hơn dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn. Khi đó vi khuẩn hay xuất hiện nhất sẽ là phế cầu khuẩn, H. influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Khi cơ thể có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu, những vi khuẩn này sẽ nhanh chóng xuất hiện ở mũi họng. Sau đó tăng độc tính, hoạt động một cách mạnh mẽ và gây bệnh.
2. Yếu tố môi trường sống dẫn đến viêm phế quản ở trẻ
Khi tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá, các chất gây dị ứng… là cơ hội tốt để mầm bệnh có thể sinh sôi, lây lan và phát triển ngay trên hệ hô hấp của trẻ.
3. Yếu tố cơ địa dẫn đến viêm phế quản ở trẻ
Sức đề kháng và hệ miễn dịch ở trẻ là vô cùng yếu và chưa được thành lập một cách mạnh mẽ để có thể chống đỡ các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài.
4. Các bệnh lý về đường hô hấp dẫn đến viêm phế quản ở trẻ
Viêm phế quản còn là biến chứng nguy hiểm của nhiều bệnh lý khác như viêm xoang, viêm họng hạt, viêm tai giữa…
II. Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản ở trẻ em
Chúng ta thường bắt gặp bệnh viêm phế quản ở những trẻ còn đang trong giai đoạn bú sữa mẹ.Tuy nhiên những dấu hiệu để nhận biết bệnh là vô cùng khó khăn vì chúng tương tự nhau và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác.
- Ho là biểu hiện đầu tiên và thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ bị viêm phế quản. Triệu chứng này khiến trẻ khó thở và thở rít. Song song đó là sốt và niêm mạc mũi tiết nhiều dịch gây chảy mũi.
- Ở một số trường hợp trẻ thường có dấu hiệu cơ thể tím tái, lòng ngực bị rút lõm, thở khó khăn.
- Khi bệnh trở nặng trẻ sẽ ho nhiều hơn, đau rát nhiều ở vùng cổ họng, ho có đờm màu xanh, xám hoặc hơi vàng. Cùng lúc đó xuất hiện cảm giác đau ngực dữ dội, sốt nhẹ và mệt mỏi kéo dài.
Một vài dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản ở trẻ em rất giống với các bệnh lý khác đặc biệt là bệnh hen suyễn nên mẹ phải đặc biệt chú ý nhằm tránh bị nhầm lẫn.
III. Khi nào trẻ bị viêm phế quản cần gặp bác sĩ?
Trong trường hợp trẻ bị viêm phế quản nặng và xuất hiện các triệu chứng như thở gấp, mệt khi thở, chán ăn, ăn không ngon miệng, da tái nhạt và nôn ói nhiều… Khi đó mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế và báo ngay tình hình bệnh cho bác sĩ. Vì ở giai đoạn này bé có thể đang gặp nguy hiểm khó có thể lường trước.
Với những trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tuổi và những trẻ đẻ non, bệnh thường diễn biến rất nặng nhưng để xác định các triệu chứng lâm sàng thì vô cùng khó khăn và sơ sài. Vì vậy nếu con có những dấu hiệu trên kèm theo việc bỏ bú, bú kém, sụt cân, rối loạn hệ tiêu hóa, cơ thể tím tái, khó thở, xuất hiện những cơn ngừng thở hay sùi bọt mép… mẹ cần đưa bé đến bệnh viện nhanh chóng để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
IV. Cách chữa bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Có rất nhiều cách chữa viêm phế quản an toàn ở trẻ em. Tuy nhiên nhiều phụ huynh không biết hoặc không tuân thủ việc điều trị đúng cách sẽ dẫn đến bệnh ngày càng trở nặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ dẫn đến tử vong.
Trong trường hợp trẻ bị viêm phế quản do vi khuẩn gây ra, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị và kê toa theo đơn thuốc kháng sinh. Tuy nhiên khi bị virus xâm nhập và phát triển thành bệnh thì các loại thuốc kháng sinh sẽ không thể giúp ích trong việc điều trị bệnh. Khi đó các bác sĩ sẽ có nhiều biện pháp điều trị đặc biệt khác.
Khi điều trị từ 5 đến 7 ngày các triệu chứng viêm phế quản sẽ giảm dần và cải thiện. Để làm được điều này, mẹ cần phối hợp cùng với một số cách chữa bệnh tại nhà cùng với bác sĩ:
- Mẹ cần cho bé uống nhiều nước nhằm giúp giảm bớt sự tắc nghẽn, dễ ho và ngăn ngừa sự mất nước
- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé. Đặc biệt vitamin sẽ giúp bé tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cũng được năng cao
- Cần cho bé sống và sinh hoạt ở những nơi có khí hậu ẩm, trong lành và thoáng mát. Khi đó, các không khí ẩm sẽ giúp bé dễ dàng hơn trong việc thở
- Vệ sinh và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Mẹ có thể dùng nước muỗi loãng hoặc nước muối sinh lý nhỏ vào mũi bé từ 1 đến 2 giọt rồi lấy khăn lâu khô
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, cần giữ ấm cho bé khi thời tiết lạnh kéo dài
- Cho bé nghỉ ngơi thường xuyên
- Khi ngủ, mẹ cần kê đầu cao lên cho bé. Điều này sẽ giúp bé dễ thở hơn
- Khi dấu hiệu sốt cao, mẹ có thể dùng các loại thuốc hạ sốt như acetaminophen hoặc ibuprofen với liều lượng thích hợp. Tuyệt đối không được cho bé uống aspirin vì loại thuốc này có khả năng làm bé mắc hội chứng Reye gây tử vong
- Không cho bé sử dụng thuốc chữa ho. Vì đờm là mủ và chứa nhiều loại vi khuẩn, khi ho ra đờm bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn mà bệnh tình cũng nhanh khỏi hơn so với việc sử dụng các loại thuốc.
- Cho bé uống mật ong để làm dịu cơn ho và chứng đau rát cổ họng.
V. Cách phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ
Nếu cha mẹ phòng bệnh viêm phế quản cho bé đúng cách, bệnh lý sẽ rất khó xảy ra. Cụ thể:
- Thường xuyên vệ sinh cho cơ thể cho trẻ hằng ngày bằng cách tắm gội và dùng nước muối sinh lý rửa vùng tai, mũi, họng để phòng ngừa và tiêu diệt vi khuẩn xâm hại
- Không cho trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như môi trường ô nhiễm, khói bụi, nấm móc, hóa chất, khói thuốc lá…
- Cha mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bé
- Giữ cho không gian sống và sinh hoạt của trẻ luôn khô thoáng, trong lành. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, chăn, gối, niệm cho trẻ
- Tránh gây nhiễm lạnh cho bé khi thời tiết đột ngột thay đổi. Cần giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ, tay và chân.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh viêm phế quản ở trẻ em và cách điều trị mà mẹ cần biết. Từ đó có thể phòng ngừa, nhận biết và điều trị kịp thời nhằm tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong. Đưa bé thăm khám thường xuyên tại các cơ sở y tế và nhanh chóng báo ngay cho bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường khác xảy ra.
Kim Linh
Có thể bạn quan tâm:
Con e 8thang rồi.ma hể đỗng trời cái là khò khè ho rồi sốt nữa.di bv thì bs bảo vỉm phế quản phổi.uông kháng sinh 10_15mơi khỏi.nhưng mà bễnh này nó k hết hẳn.lâu lâu lại tái phát àh
Có mẹ nào cho con sử dụng cốm bảo nhi khí chưa tư vấn e với!!! E đọc trên mạng, được bác sĩ của hãng cốm đó tư vấn luôn mà ko biết có nên mua ko, chỉ sợ ko có tác dụng như lời nói mua lại phí tiền!!!
E có con nhỏ ms 7 tháng bé có triệu cgứng thở khò khè nhưng ho ít e cho uống thuốc kháng sinh thì nôn hết ra có chị ns nôn v cho dịch đờm nó ra e lo lắm k biết làm gì cho con nhanh khỏi . huhu . Ai có kinh nghiệm rui xin chỉ giùm e vs ạ
Đọc trên mạng thì thấy bảo không cần uống thuốc, trẻ sẽ tự khỏi sau vài ngày, nhưng cứ thấy con ho với sốt lại sốt ruột, lại đi khám bác sĩ, lại kháng sinh. Nếu cứ để bé tự khỏi có sao ko các mẹ nhỉ
Ko p la ko dc uong sua dau b nhe.chj han che sua dac biet la do an ngot vj co duong se lam tang co that phe quan khien be kho tho hon thoi.
Em thay tren mang dang xon xao com bao khi nhi dieu tri viem phe quan cho tre em da co me nao dung chua .mach cho em voi co hieu qua ko a
Bé nhà e 2tuoi bj viem phe quan cap đã đi vien bé tiem het lieu mak về bé còn kêu met moi và ho nhiều quây khóc nhiu.cac me có cách nào chj jup Em voi a…
quan trọng là đêm bạn phải chăm sóc bé cẩn thận, không để trẻ bị lạnh. Nếu đang bị bệnh mà đêm chỉ cần lạnh 30phút thì uống thuốc sẽ không bao giờ khỏi được đâu.
Các mẹ ơi đã có mẹ nào cho con chữa bệnh ở đây chưa http://www.thuocdantoc.org/thuoc-dong-y-dac-tri-benh-viem-amidan-viem-thanh-quan-ho.html phản hồi lại cho e với ah
Tôi đang cho con bé nhà tôi chữa ở đấy đây,đang thấy đỡ rồi nhưng chả biết hết thuốc có khỏi hẳn được không,thấy nhiều người bảo là khỏi nên cũng sốt ruột lắm chi mong nhanh nhanh hết liệu trình.
Chữa o day thì lieu trinh la bao lâu, gia tien như nao chị? Thuoc co khó uong lam k. E chỉ so thuoc no dắng trẻ con uong vao lai tro het ra thoi.
Bạn ơi thuốc ở đấy đắt k
Co me nao nghe thong tin la trong qua trinh cho con uong khang sinh thi khong duoc cho con uong sua khong vi nhu the dom se khong tan di va benh se keo dai lau khong khoi. Me nao check thong tin nay chua? E thay nguoi bao dung nguoi bao khong dung. Nhung e thay thac mac la tre ma chua den tuoi an dam, no chi uong sua thoi thi cha nhe khong uong duoc khang sinh a vi sua bat buoc la phai uong roi? The la nhu nao?
Uống sửa cách 1 đến 2h sau khi uống thuốc bạn nhé.
Mình đi khám bs ở bạch mai dặn là cho con uống thật nhiều nước và vỗ lưng con thường xuyên để cho mau tan đờm, các mẹ cũng thử xem.
Bé nhà mình cũng đang bị viêm phế quản mà trước đấy cũng rất hay bị. Lo nhất là con bị thành bệnh mãn tính. Có ai có kinh nghiệm về vụ này không, giúp mình với thanks
Susu nhà mình cũng hay bị viêm phế quản lắm đi khám thì cũng chỉ có kháng sinh thôi, bác sỹ kê cho gì thì về cho con uống cái đấy. Mình cứ thấy con có triệu chứng là cho đi khám thôi chứ chả có kinh nghiệm gì cả.